Thứ Năm, 19 tháng 11, 2009

Nhượng lại ô đất LK khu ĐTM Xala

Nhượng lại 2 ô ất LK khu ĐTM Xala - Hà Đông - Hà Nội:

- LK 15; Diện tích 80m2 (được tự xây theo thiết 60m2); MT 5m; đường 11.5m; hướng Tây Nam; Giá bán: 36tr/m2 (Miễn TL).

- LK 13; ô góc; 127.85m2 (được tự xây theo thiết kế 80.52m2) đường 11.5 & 13.5m; hướng TN & ĐN; nở hậu - cực đẹp; Giá bán 40tr/m2 (miễn TL).

LH: A Đạt  0936.535.969

Thứ Năm, 5 tháng 11, 2009

Chung cư cao cấp CT2A khu đô thị mới Nghĩa Đô

CT2A là khu đầu tiên trong số 8 tòa nhà chung cư cao cấp của khu đô thị mới Nghĩa Đô, dự kiến sẽ bàn giao vào cuối năm 2011. Công trình mang phong cách châu Âu hiện đại.

CT2A cao 19 tầng, nằm trên diện tích đất hơn 1.300 m2, với 130 căn hộ từ tầng 3 đến tầng 19 (tầng 1 và 2 dành cho siêu thị, showroom và văn phòng). Mỗi căn hộ có từ 2 đến 3 mặt hướng ánh sáng, tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên. Tòa nhà được bố trí 4 thang máy tốc độ cao, giúp cư dân có thể đi lại nhanh chóng vào giờ cao điểm.








Phối cảnh tòa nhà.

Tòa nhà nằm bên những hàng cây xanh mát với một hệ thống giao thông được quy hoạch hiện đại, ngoại thất ốp gạch thẻ, sảnh ốp đá và những ô cửa sổ sang trọng. Hệ thống điều hòa tại đây cũng được quy hoạch ẩn trong các loggia, vừa tránh tình trạng lắp đặt luộm thuộm vừa tăng độ bền thiết bị.

Cửa chính của các căn hộ là thép chống trộm, được dán laminate tạo màu vân gỗ tự nhiên. Hệ thống ổ khoá 3 chiều (trên, dưới và ngang) chống bị cậy cửa và đột nhập. Toàn bộ hệ thống cửa sổ là cửa nhựa uPVC do Eurowindow cung cấp. Cửa sổ mở quay lật với độ kín, khít cao.

Cư dân sống ở CT2A nếu có nhu cầu sẽ được ưu tiên chọn mua những vị trí để xe thích hợp để ôtô hay xe máy cho riêng mình, không phải tranh chấp với bất kỳ ai hay phải vất vả tìm chỗ để xe khi đi làm về muộn. Bên cạnh hầm để xe của tòa nhà, khu đô thị mới Nghĩa Đô còn có các bãi để xe và tầng hầm chung của khu đô thị rộng rãi.

Khu đô thị mới Nghĩa Đô do Công ty CP Đầu tư & Xây dựng số 1 Hà Nội làm chủ đầu tư với diện tích 8,2 ha, thuộc địa bàn các xã Cổ Nhuế, xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm và phường Xuân La quận Tây Hồ. Cơ sở hạ tầng của khu đô thị gồm hệ thống đường nội bộ rộng; tầng hầm để xe cho mỗi tòa nhà và khu vực để xe chung cho toàn bộ khu đô thị; hệ thống cây xanh và đường dạo bộ.

Ngoài ra, khu đô thị còn có hệ thống giao thông phát triển, gồm các tuyến phố như đường Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Lạc Long Quân… Khi khu đô thị mới Tây Hồ Tây hoàn thành, sẽ có hai tuyến đường sắt đô thị và hàng chục tuyến xe buýt công cộng qua đây, khiến việc di chuyển dễ dàng và tiện lợi.

Ngoài hệ thống nhà trẻ, mẫu giáo, khu vui chơi giải trí, khu đô thị mới Nghĩa Đô còn nằm trong tổng thể một khu dân cư với hạ tầng xã hội phát triển, gồm các trường học có uy tín như trường tiểu học Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, trường THCS Lê Quý Đôn, Nghĩa Tân, Cao đẳng Nhà trẻ mẫu giáo TW1, Học viện Kỹ thuật Quân sự, ĐH Điện lực, chợ Bưởi, Nghĩa Tân, bệnh Viện E và các địa điểm vui chơi giải trí như công viên Nghĩa Đô, bảo tàng Dân tộc học…

(nguồn: Eurowindow Holding)

Khai trương khu nhà mẫu Tricon Towers

Ngày 26/9, Công ty cổ phần đầu tư Minh Việt (MVIC) sẽ khai trương khu nhà mẫu dự án tại km 10, đường cao tốc Láng, Hòa Lạc, Hoài Đức, Hà Nội.

Khu nhà mẫu dự án Tricon Towers sẽ mở cửa phục vụ khách tham quan với 3 loại căn hộ gồm loại A (diện tích: 210 m2, 3 phòng ngủ), loại B (diện tích: 156m2, 3 phòng ngủ) và căn penthouse (diện tích: 575m2, 5 phòng ngủ). Các căn hộ được xây dựng và bài trí nội thất một cách chân thực và tinh tế sẽ giúp khách tham quan những cảm nhận chân thật về không gian sống tương lai của từng loại căn hộ.






Khách hàng có thể đăng ký đặt cọc mua căn hộ và có cơ hội nhận được quà nội thất trị giá 369 triệu đồng. Chương trình áp dụng cho khách hàng mua 50 căn hộ đầu tiên của tòa tháp Emerald (từ ngày 26/9 đến 26/10), không áp dụng cho các khách hàng đã được hưởng các chính sách ưu đãi khác của công ty.

Quà tặng nội thất sẽ được trao cho khách hàng mua căn hộ tại thời điểm bàn giao căn hộ và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với công ty. Dự kiến, tổng giá trị quà tặng của chương trình lên tới gần 20 tỷ đồng.






Tricon Towers là công trình hỗn hợp thương mại dịch vụ và chung cư cao cấp được xây dựng trên diện tích 1,7 ha tại trung tâm Khu đô thị mới Bắc An Khánh (Splendora), nằm trên trục đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Đây là khu đô thị được thiết kế đồng bộ và hiện đại với diện tích 264 ha, tổng vốn đầu tư trên 2 tỷ USD.

Tricon Towers gồm ba tòa tháp 45 tầng (Orchid, Grand và Emerald) với 732 căn hộ sang trọng được thiết kế với đầy đủ chức năng và tiện ích cho cuộc sống hiện đại. Các căn hộ đều có ít nhất hai mặt thoáng tiếp xúc thiên nhiên với tầm nhìn bao quát, diện tích mỗi căn từ 131 đến 744 m2, gồm từ 2 đến 5 phòng ngủ.

Tricon Towers có 5 tầng thương mại và dịch vụ cao cấp, 2 tầng hầm và 3 tầng kỹ thuật dùng cho mục đích để xe với sức chứa trên 1.300 ô tô và 1.500 xe máy. Với vị trí trung tâm trong khu đô thị mới Bắc An Khánh, Tricon Towers được ưu đãi với hệ thống hồ công cộng, vườn hoa và không gian xanh mang đến cho cho những người sống và làm việc trong tòa tháp một môi trường sống và làm việc lý tưởng với sự tiện nghi, sang trọng và hiện đại kết hợp hài hòa trong môi trường tự nhiên trong lành.

Dự án Tricon Towers có tổng mức đầu tư 145 triệu USD, dự kiến hoàn thành trong quý 4 năm 2011.








Phối cảnh tổng thể dự án Tricon Towers.

Tiếp theo lễ khai trương khu nhà mẫu, công ty sẽ tổ chức khai trương sàn giao dịch bất động sản Coldwell Banker Minh Việt tại địa chỉ Villa D31 - The Manor, Từ Liêm, Hà Nội.

Thông tin liên hệ:

Công ty cổ phần Đầu tư Minh Việt - km 10, đường Cao tốc Láng Hòa Lạc, Hoài Đức, Hà Nội - ĐT: 0433 656 986; Fax: 04-33656998; Email: info@mvi.com.vn - Website: http://www.tricontowers.com/

(Nguồn: Công ty CP Đầu tư Minh Việt)

Khai trương nhà mẫu dự án Dolphin Plaza

Ngày 21/10, Công ty Cổ phần TID sẽ khai trương nhà mẫu dự án Dolphin Plaza tại tầng 1, khách sạn Horison 40 Cát Linh, Hà Nội. Dự án được khởi công ngày 18/11/2008 và dự kiến hoàn thành cuối năm 2011.

Dự án Dolphin Plaza do Công ty Cổ phần TID, Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam PVFC và Công ty cổ phần Bất động sản Tài chính Dầu khí PVFC Land hợp tác đầu tư. DP Architects Pte Ltd - Singapore là đơn vị tư vấn thiết kế kiến trúc cho dự án.

Dolphin Plaza tọa lạc tại 28 Trần Bình, Từ Liêm - khu vực trung tâm đô thị, hành chính mới phía tây Hà Nội, với thiết kế độc đáo, có lợi thế về vị trí, cảnh quan, không gian dành cho những gia đình năng động trong công việc, tinh tế trong cuộc sống.








Sơ đồ dự án.

Dolphin Plaza nằm kề trục đường lớn Phạm Hùng, giao thông thuận tiện, nối Trung tâm Hội nghị Quốc gia, trung tâm cơ quan hành chính mới của Hà Nội với sân bay Quốc tế Nội Bài. Dolphin cũng nằm trong quần thể quy hoạch dân cư hoàn chỉnh với hệ thống công viên 22 ha, 2 hồ điều hoà cùng các hệ thống trường học chất lượng cao từ mẫu giáo đến đại học, bệnh viện, trung tâm thể thao, các dịch vụ công cộng tiện ích. Đặc biệt, đây cũng là khu vực có thiết kế hạ tầng ngầm hiện đại của Hà Nội.

Với tổng diện tích đất 9.874 m2, diện tích xây dựng 3.290 m2, tổ hợp căn hộ Dolphin Plaza được kết hợp giữa chức năng nghỉ ngơi, thư giãn và phụ trợ kỹ thuật trong tầng cây xanh, góp phần tạo mỹ quan đồng thời cũng là yếu tố tạo sự khác biệt cho kiến trúc của công trình.






Tổ hợp công trình bao gồm 4 tòa tháp (28 tầng) chia thành 2 khối.

- Tầng hầm và phần đế: Hầm được thiết kế 2 tầng với tổng diện tích 17.000 m2, tầng thứ nhất có chiều cao hơn 5m. Phần đế bố trí từ tầng một đến tầng 3, được thiết kế riêng biệt cho các khu dịch vụ giải trí, nhà trẻ, câu lạc bộ dành cho khách VIP, CLB thể dục thẩm mỹ, trung tâm chăm sóc sắc đẹp, hồi phục sức khỏe, bể bơi và khu phụ trợ…

- Khối tháp cao từ tầng 4 đến tầng 28, trong đó khối A (tháp 1, tháp 2) tiếp giáp với đường Nguyễn Phong Sắc kéo dài và khối B (tháp 3, tháp 4) tiếp giáp với đường Trần Bình. Từ tầng 5 đến tầng 28 là các căn hộ tiện nghi, hiện đại, được thiết kế thích nghi đặc thù khí hậu nhiệt đới với những khoảng không gian xanh nhằm tạo nên cuộc sống thoải mái cho cư dân, đảm bảo cho cả nhu cầu riêng tư và hòa nhập cộng đồng.








Phối cảnh đêm của Dolphin Plaza.
Phối cảnh đêm của Dolphin Plaza.

Dự án Dolphin Plaza bao gồm 377 căn hộ cao cấp có diện tích từ 130 m2 đến 198 m2 và 8 penthouse có diện tích 600 m2. Mọi căn hộ đều có ban công để đón ánh sáng tự nhiên, hành lang có diện tích rộng, thoáng, và đặc biệt an toàn với các sinh hoạt gia đình, nhất là trẻ em.






Thông tin chi tiết liên hệ: phòng Sales & Marketing, Ban Quản lý Dự án Dolphin Plaza, Công ty Cổ phần TID.

Sales hotline: 0903278750/ 0934776668

Địa chỉ: 28 Trần Bình, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (04) 39431475; Fax: (04) 39431477

Website: http://www.dolphinplaza.com.vn

Email: Sales@dolphinplaza.com.vn

(Nguồn: Ban Quản lý Dự án Dolphin Plaza)

Thứ Tư, 4 tháng 11, 2009

Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials – ĐTM Dương Nội


Tổ hợp chung cư 25 tầng Lê Văn Lương Residentials nằm trong khu ĐTM Dương Nội




đã được Tập đoàn tiến hành khởi công 2 nguyên đơn đầu tiên vào đầu tháng 3/2009, mở ra cơ hội sở hữu những căn hộ có giá dưới 1 tỷ đồng cho các cặp vợ chồng trẻ.
Tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials được thiết kế bởi liên danh thiết kế Australia – Việt Nam PST Ltd, gồm 14 tòa nhà chia thành 2 cụm CT7 có diện tích 36.195 m2 với 10 đơn nguyên và CT8 có diện tích 16.484m2 với 4 đơn nguyên, tổng mức đầu tư lên đến gần 2.000 tỷ đồng. Dự kiến toàn bộ dự án sẽ được hoang thành vào năm 2011.
Dự án tổ hợp chung cư Lê Văn Lương Residentials đã được Tập đoàn xây dựng ngay từ khi thực hiện quy hoạch tổng thể dự án  ĐTM Dương Nội nhằm phục vụ phân khúc khách hàng có nhu cầu căn hộ có giá thấp hơn 1 tỷ đồng.
Điểm độc đáo và hiện đại của Lê Văn Lương Residentials phải kể tới không gian sinh hoạt cộng đồng, để các cư dân có một công viên sinh hoạt với đầy đủ các tiện ích như : khu chăm sóc sức khỏe ( câu lạc bộ thể hình, thẩm mỹ, spa...); sân cầu lông; lối đi dạo; vườn trẻ trong nhà và ngoài trời; phòng sinh hoạt cộng đồng ( tại tầng 1)... Có thể nói giải pháp chỗ đỗ xe đã được tính toán triệt để tại tổ hợp công trình này để đảm bảo các căn hộ có diện tích lớn hơn 80m2 đều có chỗ để ô tô; tất cả các căn hộ đều có tối thiểu 2 chỗ để xe máy.







Căn hộ tại Lê Văn Lương Residentials có các diện tích rất phù hợp với những gia đình trẻ, mới lập nghiệp: 56m2 , 60m2 ,65m2 ... Khi đưa ra thị trường loại căn hộ này Tập đoàn đã cân đối trên cả khía cạnh kinh doanh và khía cạnh xã hội. Trong nhịp sống hiện đại, các gia đình trẻ - gia đình hạt nhân vốn sử dụng đáng kể quỹ thời gian cho công việc ngoài xã hội, thực tế thì họ chỉ gặp nhau vào thời gian ngắn ngủi buổi tối và ngày cuối tuần, vì vậy căn hộ diện tích 56m2, 60m2 hoàn toàn có thể phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của họ trong giới hạn mức thu nhập vừa phải. Mặt khác, các gia đình sống trong căn hộ 56m2 với 2 phòng ngủ sẽ được bù đắp bằng việc thiết kế các khu vực

Theo Tập đoàn Nam Cường

Khu đô thị mới Dương Nội - Quận Hà Đông

Hà Đông – một quận mới năng động của thủ đô Hà Nội, có vị thế là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô .

Nhằm triển khai thực hiện tiến trình phát triển chung của Thành phố Hà Đông đến năm 2020 cũng như khớp nối với quy hoạch vùng Thủ đô, ngày 14/12/2007 Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Tây đã có Quyết định số 2436/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây với mục tiêu tạo lập trục đô thị mới hiện đại đồng bộ phía Bắc thành phố Hà Đông và liên thông với thủ đô Hà Nội.

Vị trí chiến lược

Khu ĐTM Dương Nội tiếp giáp và có hệ thống hạ tầng khớp nối với hạ tầng của huyện Từ Liêm, Hà Nội, khu vực có tốc độ đô thị hoá nhanh nhất của thủ đô Hà Nội với nhiều công trình qui mô lớn như Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trung tâm thể thao quốc gia, các cao ốc khách sạn 5, siêu thị Big C ....

Liền kề với khu ĐTM Dương nội về phía Bắc là quần thể khu Thương mại- Du lịch- Văn hoá và đô thị mới phía Tây TP Hà Nội đang được UBND TP Hà Nội qui hoạch với qui mô gần 1.000 ha. Chạy dọc theo hướng Tây-Bắc là trục cảnh quan liên kết các khu chức năng bao gồm quảng trường rộng 65 ha kéo dài trung tâm triển lãm quốc gia tới công viên phía bắc TP Hà Đông, dọc 2 bên quảng trường là các cao ốc, các công trình tiện ích như văn phòng siêu thị, ngân hàng.......

- Phía Bắc: Khớp nối hạ tầng với khu Thương mại- Du lịch-Văn hoá và đô thị mới phía Tây TP Hà Nội với qui mô gần 1.000 ha (Từ Liêm- Hà Nội)

- Phía Tây Nam: tiếp giáp các khu đô thị mới hiện hữu (Văn khê, tái định cư Dương nội)

- Phía Đông Nam: giáp đường Lê Văn Lương kéo dài ( trục đường Láng Hạ kéo dài nối với khu vực trung tâm Hà Nội)

Hệ thống giao thông liên hoàn

- Khu đô thị mới Dương nội nằm trong chuỗi các đô thị thuộc dự án trục đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông (đường Lê Văn Lương kéo dài) với chiều dài 5,7km, mặt cắt ngang 40m đi qua khu ĐTM Phùng khoang, Dương nội, cắt đường Lê Trọng Tấn nối với đường vành đai 4. Tuyến đường này với tiêu chuẩn là đường phố chính đô thị, sẽ trở thành một đại lộ chính của Thành phố Hà Đông kết nối với Thủ đô Hà Nội nhằm hỗ trợ cho đường Quốc lộ 6 hiện nay đã quá tải, đồng thời phát triển toàn diện khu vực đô thị phía Bắc thành phố Hà Đông.

- Song song với đường Lê Văn Lương kéo dài là 2 trục đường chính chạy dọc 2 bên Quảng trường kéo dài từ trung tâm triển lãm quốc gia cắt đường Lê Trọng Tấn nối với đường Vành đai 4 cùng với quảng trường tạo thành trục cảnh quan để liên kết các khu chức năng trong khu đô thị và đón hướng mở từ thủ đô Hà Nội. Đường rộng 40m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng 11,5m, dải phân cách rộng 3m, vỉa hè mỗi bên 7m.

- Đường liên khu vực rộng từ 27 – 40m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng từ 7,5 – 11,5m, dải phân cách rộng từ 0 – 5m, vỉa hè mỗi bên 6m.

- Đường phố khu vực rộng từ 22 – 54m gồm 2 dải xe chạy, mỗi dải rộng từ 5 – 20m, dải phân cách rộng từ 3 – 16m, vỉa hè mỗi bên từ 3 – 10m.

Diện tích, qui mô

- Tổng diện tích qui hoạch: 197,3 ha

- Quy mô dân số: 2,5 – 3 vạn người

Tỷ lệ sử dụng đất

- Diện tích nhà ở : 30.6%

- Đất giao thông : 25.3%

- Đất cây xanh, công viên : 27.2%

- Đất thương mại – văn phòng : 7.1%

- Đất trường học, nhà trẻ, bệnh viện : 9.7%

Các khu chức năng chính

- Tổ hợp dịch vụ, khách sạn, văn phòng và nhà ở cao cấp bao gồm khối nhà cao tầng bố trí trên diện tích 4,5ha, chiều cao trung bình từ 20- 27 tầng với tổng số 1001 phòng ngủ, căn hộ, văn phòng và nhà ở cao cấp.

-Khu chung cư cao cấp bao gồm nhiều cao ốc được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế với chiều cao từ 25 – 51 tầng trên tổng diện tích 18ha. Các tầng dưới phục vụ cho các hoạt động công cộng, dịch vụ và thương mại, các tầng trên dành cho văn phòng và nhà ở cao cấp.

- Khu biệt thự cao cấp qui hoạch trên diện tích 35 ha. Quần thể biệt thự với diện tích các biệt thự từ 200m2 –1000 m2, được thiết kế hiện đại theo phong cách châu âu với tuyến phố đi bộ và tối đa hóa bề mặt tiếp xúc với ánh sáng và cảnh quan thiên nhiên, tỷ lệ xây dựng 60%.

- Khu biệt thự song lập được qui hoạch trên diện tích 32 ha với diện tích các biệt thự từ 150 – 250 m2, tỷ lệ xây dựng 70%. Thiết kế và xây dựng đồng bộ, ưu tiên tối đa đến cảnh quan và môi trường sống, cùng với sự đồng bộ của các công trình tiện ích trong khu vực sẽ mang đến khu đô thị nói riêng và TP Hà đông nói chung một phong cách sống mới.

- Trung tâm thương mại và phố chợ Đô Nghĩa: rộng 22.86ha nằm tiếp giáp với giao lộ giữa đường Lê Văn Lương kéo dài và đường vành đai 4. Tại đây sẽ xây dựng một trung tâm thương mại hiện đại, đồng thời tại đây sẽ xây dựng khu phố chợ với các nhà phố vừa để ở vừa kinh doanh.

- Bệnh viện đa khoa quốc tế: Nằm ở vị trí cửa ngõ của khu đô thị, tiếp giáp với đường Lê Văn Lương. Bệnh viên được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế trên diện tích 2.9ha, cao 11 tầng.

(Download tờ rơi và thiết kế)


Theo Tập đoàn Nam Cường

Chủ Nhật, 1 tháng 11, 2009

Nhượng lô đất 180m2 khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy

Nhượng lại ô đất đấu giá D7 Khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy - Hà Nội.

Lô đất có diện tích 180m2; Lô góc (MT 5.08m, hậu 10.08m); Hướng TB & ĐB.

Được tự thiết kế xây dựng 65% diện tích đất.



Giá bán: 95 tr/m2 (đã có sổ đỏ)

Nhượng lại Biệt thự 297m2 khu ĐTM Dịch Vọng

Nhượng lại lô Biệt thự 297m2 thuộc khối N09A Khu ĐTM Dịch Vọng - Cầu Giấy.

(Do C/ty Hà Đô làm chủ đầu tư)

Diện tích mặt bằng 297m2; Mặt tiền 14.5m; đường 13m; Hướng ĐN & ĐB.

Diện tích xây dựng 89m2 x 3 tầng (đã xây thô xong).

Giá bán:  86 tr/m2 (bao gồm cả xây thô).

 

Khởi công xây dựng tổ hợp The Lancaster Hà Nội

Dự án tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội chính thức khởi công.

Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Thủy và Viện Nghiên cứu Da - Giày đã khởi công xây dựng tòa nhà tổ hợp văn phòng thương mại và nhà ở The Lancaster Hà Nội.


The Lancaster Hà Nội được xây dựng tại số 20 phố Núi Trúc (phường Giảng Võ, quận Ba Đình) với số vốn đầu tư khoảng 650 tỷ đồng. Đây là khu cao ốc căn hộ dịch vụ thương mại và văn phòng, nhà ở cao cấp, cao 27 tầng với tổng diện tích sàn khoảng 50.900m2

Tầng 1-3 là trung tâm thương mại, tầng 4-6 là văn phòng cho thuê, từ tầng 8-24 và 26-27 là căn hộ bán và cho thuê. Ngoài phần diện tích dành cho khu thương mại và dịch vụ du lịch, chủ đầu tư sẽ xây dựng khoảng 250 căn hộ sang trọng và đẳng cấp được Công ty cổ phần Archipel thiết kế.

Dự án dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm 2012.

(theo dothi.net)

Khởi công tòa nhà 65 tầng tại Hà Nội

Dự án nhà ở cao cấp, văn phòng cho thuê, khách sạn 5 sao, trung tâm mua sắm Hanoi City Complex tái khởi công sau hơn 4 tháng phải dừng do khó khăn về tài chính.

Trước đó, dự án đã được khởi công vào đầu năm 2007. Đầu tháng 6 năm nay, dự án buộc phải dừng do khó khăn về mặt tài chính.


Tọa lạc tại đường Liễu Giai, Ba Đình (Hà Nội), với chiều cao 65 tầng Hanoi City Complex sẽ là một trong những tòa nhà hiện đại nhất của Hà Nội khi đi vào hoạt động. Tổ hợp tòa nhà chia làm hai khối, lấy cảm hứng từ tà áo dài Việt Nam, kết hợp với khối chân tháp vững chắc tạo nên một tổng thể hài hòa và ấn tượng.

Dự án Hanoi City Complex có tổng diện tích là 14,094.00m2, trong đó diện tích xây dựng gồm 8,827.00 m2, diện tích mặt sàn 250,572.26m2, diện tích tầng hầm: 61,988.80m2 cùng với chiều cao 267,05 m.

Dự án do công ty Coralis Việt Nam đầu tư với tổng số vốn lên tới hơn 400 triệu USD. Nhà đầu tư chính là Tập đoàn Lotte - Hàn Quốc. Công ty Lotte Engingeering & Construction thi công. Dự án sẽ mang đến một diện mạo mới cho thủ đô Hà Nội.

(Theo dothi.net)

Mốt đặt tên 'tây' cho dự án bất động sản

Điểm mặt dự án bất động sản trên thị trường Hà Nội, hàng loạt khu văn phòng, chung cư, hay trung tâm thương mại mang tên "tây" khiến khách hàng không khỏi hoa mắt, chóng mặt.

Tại Hà Nội, hàng loạt dự án từ khu văn phòng, chung cư đến các trung tâm thương mại mang tên "tây" như Dolphin Plaza, tòa nhà Hemisco, tổ hợp văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp FLC Landmark Tower, trung tâm thương mại Savico Plaza Hà Nội, The Garden, Thiên đường mua sắm Vincom Galleries... Chỉ riêng khu Bắc An Khánh cũng đã có hai dự án mang tên rất "kêu", Tricon Towers và Splendora.

Tâm lý chuộng hàng ngoại đã không còn là câu chuyện quá lạ đối với người Việt. Theo nhiều khách hàng, chất lượng công trình là thứ khó kiểm chứng đối với dự án bất động sản, khách hàng chủ yếu mua dựa vào thương hiệu của chủ đầu tư và giá cả. Anh Cẩm Tú, nhân viên ngân hàng cho hay, khi tìm mua nhà, điều đầu tiên anh quan tâm là uy tín của chủ đầu. "Những dự án mang tên ngoại thường có giá khá cao nhưng vẫn được nhiều người mua bởi khách hàng tin tưởng lối làm ăn, phong cách và trên hết, họ tin đó không phải là dự án ma", anh Tú chia sẻ.








Không ít dự án tại Hà Nội mang tên ngoại. Ảnh: Hoàng Hà.

Lấy tên "tây" cho công trình "ta", các dự án thường được nhiều khách hàng quan tâm hơn. Nhưng bên cạnh tên tây, tên ta, không ít những câu chuyện dở khóc dở cười. Mất ròng rã 2 tháng trời để tìm căn hộ, bác Hạnh Lệ (Cầu Giấy - Hà Nội) khá hài lòng với căn hộ trị giá 1.400 USD mỗi m2 tại dự án Tricon Tower. Về đến nhà, dở khóc, dở cười bác không thể nhớ nổi cái tên nghe rất tây của dự án để khoe với gia đình. Về sau, để dễ nhớ, bác phải tự sáng chế một cái tên "độc nhất vô nhị" là dự án "Dì con".

Chính người trong nghề như môi giới, thường xuyên tiếp xúc với các dự án bất động sản cũng hoa mắt chóng mặt vì những cái tên. Anh Thái Sơn, một môi giới trên đường Hoàng Quốc Việt, cho hay, mặc dù không ít dự án mang tên Việt bán khá chạy trên thị trường như Xa La, Văn Phú, Văn Khê nhưng chạy theo xu thế chung, chủ đầu tư thường thích đặt tên nước ngoài cho... sang. Chiến thuật này đánh vào tâm lý của người Việt là sính đồ ngoại. "Chưa cần biết đến chất lượng ra sao, nhưng nghe những cái tên nước ngoài vẫn thể hiện được phần nào đẳng cấp của dự án", anh Sơn chia sẻ.

Làm 10 năm trong nghề, với bất cứ dự án nào có trên thị trường là phải cập nhật, nhưng đối với các tên ngoại, anh Sơn cũng phải mất đến một tuần để khi khách hàng hỏi là "bật" ngay ra tên các dự án. Anh Sơn tiết lộ thêm, tên khó nhớ là vậy nhưng "cò" vẫn thích bởi các dự án này chào hàng dễ hơn. Tại một dự án ở khu Hà Đông, mặc dù chủ đầu tư trong nước, đối tượng hướng đến cũng chỉ là gia đình có thu nhập trung bình khá cũng được cò "hét" đến khoảng 20 triệu mỗi m2 vì cái tên ngoại kèm lời quảng cáo "chung cư cao cấp mô hình hiện đại". "Khách hàng khó kiểm chứng chất lượng bởi dự án chưa được hoàn thiện. Bởi vậy, dù chủ đầu tư là nội 100% nhưng nhờ có mác "tây" mà môi giới có thể đẩy giá lên mà không lo khách hàng chê đắt", anh Sơn tiết lộ.

Nhiều chủ đầu tư cho rằng, tên dự án chính là một phần thương hiệu, thể hiện đẳng cấp bởi vậy doanh nghiệp cần phải đầu tư. Dự án Splendora được nhiều khách hàng "chê" khó nhớ, khó đọc và vô nghĩa vì "có tra từ điển cũng không hiểu nổi" được chủ đầu tư giải thích đó là một cái tên độc đáo mang tầm nhìn khu đô thị hiện đại. Theo đại diện Công ty liên doanh An Khánh, để ra được tên Splendora, chủ đầu tư đã phải cùng công ty truyền thông dày công nghiên cứu kết hợp giữa "Splendid" trong tiếng Anh nghĩa là “tươi sáng” với “ora”, tiếng Latin có nghĩa là "vàng". "Không phải dễ dàng để phát âm nhưng Splendora như một sự khẳng định hai lần về sản phẩm của An Khánh JVC: Splendid và ora. Bởi vậy, khi khách hàng đã nhớ rồi, thì chắc chắn sẽ khó quên”, đại diện của An Khánh JVC chia sẻ.

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần Vincom, cho hay, rất khó có những quy chuẩn cho việc đặt tên dự án. Tùy quy mô dự án mà chủ đầu tư đưa ra phương án đặt tên khác nhau. Đối với các chợ hay siêu thị nhỏ phục vụ khách trong nước là chủ yếu thì việc mang tên nước ngoài khó nhớ sẽ lại là bất lợi và phản cảm.

Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, tên nước ngoài là sự lựa chọn bắt buộc của doanh nghiệp khi tiếng Việt không đáp ứng đủ những yêu cầu mà chủ đầu tư đặt ra. Bởi trong tiếng Việt, các từ siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm đôi khi không đủ nói lên đủ tầm cỡ của một trung tâm thương mại. Ngược lại, trong tiếng Anh có các từ như: (Shopping) Mall, Shopping Centre, Plaza, Galleries... thể hiện rõ tầm cỡ, quy mô và đẳng cấp của một trung tâm thương mại. Ngoài ra, trong thời buổi hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh nhóm khách hàng trong nước, các trung tâm thương mại còn hướng đến đối tượng khách hàng nước ngoài. Cũng theo ông Hiệp, đối với dự án bất động sản, chất lượng của công trình là điều quan trọng nhất. Dự án không đảm bảo thì bất cứ cái tên tây nào cũng khó mà thu hút được khách hàng.

Một quan chức của Bộ Xây dựng cho hay, hiện vẫn chưa có quy định bắt buộc đối với việc đặt tên các dự án bất động sản. Chính điều này dẫn đến việc "loạn" tên, các dự án đua nhau lấy tên ngoại, gây khó nhớ cho khách hàng. Theo vị quan chức này, để dự án đến với đông đảo người dân và thông tin được minh bạch, chủ đầu tư nên lấy tên thuần Việt. "Dự án nên sử dụng tiếng Việt để dễ nhớ và thuận tiện trong quá trình giao dịch. Nếu muốn dùng tên nước ngoài, chủ đầu tư có thể sử dụng song song kèm tên tiếng Việt", vị quan chức nói.

(Theo Vnexpress)

Nguy cơ đóng băng giao dịch bất động sản

Sự bất nhất trong việc áp dụng cách tính thuế đối với lợi nhuận từ kinh doanh bất động sản đang có nguy cơ khiến thị trường địa ốc bị ngưng trệ.

Sau hơn 1 tháng, kể từ ngày áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản (ngày 26/9/2009), hàng loạt phát sinh khiến thị trường bất động sản, đặc biệt là các giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn hầu như ngưng trệ. Các chuyên gia bất động sản khuyến cáo, nếu không nhanh chóng đưa ra "mẫu số chung" quy định về việc nộp thuế, thì thị trường địa ốc có nguy cơ "đóng băng".


Theo ghi nhận của phóng viên, nguyên nhân cốt yếu làm ngưng trệ thị trường bất động sản Tp. HCM là việc áp dụng quy định thuế mỗi nơi, mỗi kiểu, thủ tục nộp thuế rườm rà, dẫn đến việc các nhà đầu tư bất động sản tạm ngưng quyết định mua - bán để nghe ngóng tình hình, cũng như chờ hướng dẫn cụ thể.

"Hơn 1 tháng qua, kể từ khi áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản, tình hình giao dịch từ hệ thống phân phối của Công ty, mà cụ thể là giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn đã bị giảm đến 90%", ông Trần Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Công ty Bất động sản Vinaland lo lắng.

Ông Hoàng cho rằng, ngoài mức thuế suất cao, điều chính yếu hiện nay là người nộp thuế chưa biết rõ là phải đóng 25% trên phần lợi nhuận hay 2% trên tổng giá trị hợp đồng, cũng như có được lựa chọn cách đóng thuế không. Trong khi đó, hiện vẫn chưa có quy định trong cách tính thuế, khiến nhà đầu tư phải tạm ngưng giao dịch, để chờ hướng dẫn.

Không chỉ nhà đầu tư, chủ đầu tư lo lắng, mà cơ quan thuế cũng gặp lúng túng trong việc tính thuế đối với các giao dịch. Thời gian qua, phần lớn trường hợp chuyển nhượng hợp đồng góp vốn mua căn hộ, nền đất... đều được các cơ quan thuế tính theo phương án thu 25%.

Sở dĩ áp dụng cách tính này là do cơ quan thuế căn cứ vào các hóa đơn, giấy tờ để xác định giá vốn và giá bán, từ đó áp dụng mức thu 25% trên phần lãi, mà không biết rằng, đằng sau những chứng từ đó còn hàng loạt phát sinh "bất thành văn" mà bản thân nhà đầu tư không thể chứng minh.

Trong khi đó, cũng là một dạng chuyển nhượng nhà đất, nhưng không phải dưới dạng hợp đồng góp vốn, thì cơ quan, thuế lại có tính cách khác. Trường hợp ông N (quận 5) là một minh chứng. Trước đây, ông N mua hóa giá một căn nhà thuộc sở hữu nhà nước trên đường Nguyên Trãi với giá 300 triệu đồng, nay bán được 21 tỷ đồng.

Nếu tính thuế theo cách 2% trên giá vốn, ông N chỉ phải nộp 420 triệu đồng, song nếu tính theo cách 25% trên phần lãi, thì số trốn thuế mà ông N phải nộp lên đến 5,2 tỷ đồng.

Theo các luật sư, việc không rõ ràng của pháp luật dễ dẫn đến sự tùy tiện của cơ quan thuế. Hiện nay, pháp luật không cho người nộp thuế được quyền lựa chọn cách tính thuế, đã làm nảy sinh bất công giữa những chủ thể mà Nhà nước quản lý được hợp đồng và những chủ thể Nhà nước không thể quản lý hợp đồng. Từ đó có thể tạo ra cách hành xử mang tính cảm tính của cán bộ thuế.

Một cán bộ của Chi cục Thuế quận 5, cơ quan đưa ra mức thuế đối với trường hợp của ông N nói trên cho biết: "Chúng tôi vừa làm, vừa run, vì không có hướng dẫn nào như vậy. Không khéo nhiều người hiểu lầm là chúng tôi bày vẽ thêm thủ tục đó làm khó dân, hoặc nghĩ là cơ quan thuế có tiêu cực”. Theo vị cán bộ này, nếu cho dân được quyền lựa chọn mức thuế phải đóng thì dễ cho dân và cho cả cơ quan thuế.

Sự bất nhất trong việc áp dụng cách tính thuế nêu trên đang gây tâm lý bất ổn đối với nhà đầu tư, khiến họ e ngại khi đưa ra quyết định mua, bán bất động sản trong thời gian này.

(Theo Đầu tư)

Xây dựng chung cư 31 tầng Hemisco tại Hà Đông

Sáng 29/10, Liên danh Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 và Công ty cổ phần Xây lắp điện máy Hà Tây bắt đầu xây dựng phần thân Tòa nhà cao tầng Hemisco tại phố Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.






Phối cảnh tổng thể công trình Khu đô thị Xa La, quận Hà Đông, Hà Nội. (Ảnh: Internet)





Dự án Hemisco-Xala có tổng mức đầu tư 500 tỷ đồng, nằm trong quần thể 28ha ở Khu đô thị Xa La đã được thành phố Hà Nội quy hoạch phát triển. Tòa nhà được xây trên khu đất rộng gần 2.810m2, sát sông Nhuệ.

Công trình được thiết kế 2 tầng hầm, 29 tầng nổi với tổng diện tích xây dựng gần 1.600m2. với các loại hình như văn phòng, dịch vụ công cộng, nhà trẻ và nhà ở. Đây sẽ là một trong những khu nhà ở hiện đại dành cho các gia đình có thu nhập trung bình khá tại Hà Nội.

Ông Tạ Văn Trung, Giám đốc Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 - đại diện chủ đầu tư, cho biết hiện nay dự án đã thi công xong phần tường vây 2 tầng hầm, toàn bộ phần cọc nhồi của tòa nhà và cam kết sẽ bàn giao cho khách hàng vào năm 2012, theo đúng tiến độ.

Tại lễ khởi công, Chủ đầu tư và Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương (OceanBank) ký kết Hợp đồng hợp tác cung cấp tín dụng cho khách hàng cá nhân mua căn hộ tại tòa nhà này.

Theo hợp đồng ký kết, khách hàng có thể vay tới 70% giá trị của căn hộ, thời hạn ưu đãi lên tới 15 năm với lãi suất hấp dẫn theo thỏa thuận và tài sản đảm bảo chính là căn hộ khách hàng vay vốn để mua.
Theo TTXVN

Thị trường BĐS: Hà Nội “sốt nóng” trên diện rộng, TP.HCM tiếp tục ảm đạm

Trong khi thị trường bất động sản tại Hà Nội liên tục “nóng” lên, giá cả và giao dịch đều tăng mạnh, thì tại TP.HCM, thị trường nhà đất vẫn “lạnh” vì thuế.


Hà Nội: Giá tăng cao, giao dịch mạnh
Giá nhà, đất Hà Nội hiện đã lên rất cao so với thời điểm đầu năm 2009, thậm chí một số nhà phân tích còn cho rằng giá bất động sản Hà Nội đang có dấu hiệu “bong bóng”. Tuy nhiên, sau một thời gian nghe ngóng, gần đây các nhà đầu tư đã bắt đầu mạnh dạn nhảy vào lĩnh vực này với niềm tin thị trường từ nay đến cuối năm chỉ có tăng chứ không có giảm, khiến giá cả bất động sản tiếp tục leo thang. Niềm tin này được khôi phục từ một số tín hiệu tốt đang tác động đến thị trường.

Đó là những tín hiệu lạc quan từ nền kinh tế, đặc biệt là thị trường chứng khoán; là những dự báo về triển vọng của thị trường bất động sản từ các chuyên gia; là thông tin về gói kích cầu kinh tế thứ hai với gần 200.000 tỷ đồng sắp được áp dụng… Sự tác động cộng hưởng của những tín hiệu này đã và đang có tác dụng rất tốt tới tâm lý của nhà đầu tư.




Khu đô thị Dương Nội, Hà Đông

Theo tìm hiểu của Batdongsan.com.vn, sự tăng giá nhà đất tại Hà Nội từ đầu quý III đến nay chưa có dấu hiệu “nghỉ chân”, thậm chí ngày càng cao hơn. Sự tăng giá ồ ạt hiện không chỉ diễn ra tại các khu vực “hot” ở nội thành mà đã lan rộng ra khắp các khu vùng ven như Thanh Trì, Từ Liêm, Đông Anh, Hoài Đức…; không chỉ mảng nhà chung cư, biệt thự, đất nền dự án có vị trí đẹp trong nội đô được săn lùng mà ngay cả đất thổ cư, đất ruộng nằm sâu trong khu dân cư ở ngoại thành cũng được nhiều người tìm mua.

Giá tăng ở hầu hết các khu vực, nhất là tại các khu chung cư, các dự án đô thị mới, nhiều nơi tăng 30% thậm chí cá biệt có những dự án mới giá tăng đến 40-50% so với cách đây 1-2 tháng. Lượng giao dịch nhiều nơi tăng khoảng 30-60%.

Việc nhiều người tìm mua đã đẩy đất đầu cầu Vĩnh Tuy (phía huyện Thanh Trì) lên tới 50 triệu/m2 tại những vị trí đắc địa. Đầu cầu Nhật Tân (phía huyện Đông Anh), giá đất cách đây 2 tháng dao động từ 6-7 triệu/m2, hiện lên tới 24 triệu/m2.

Mảng nhà chung cư cũng tăng đều ở hầu hết các dự án. Khu vực Mỹ Đình 1, Mỹ Đình 2 giá đã leo lên 26-28 triệu đồng/m2. Một số dự án tại Minh Khai, Lĩnh Nam, mức chênh lệch bán ra vào khoảng 200 triệu đồng/căn trước đó không lâu, nay đã được chào bán chênh lên 400-600 triệu đồng/căn.

Theo ông Nguyễn Trường Sự, Cán bộ kinh doanh Tập đoàn Nam Cường, vào trung tuần tháng 10, giá cả nhà đất tăng nhanh một cách đột biến, khoảng 30-50% so với thời điểm trước đó 1 tháng, đặc biệt là phân khúc nhà đất liền kề, biệt thự cao cấp. Giao dịch gần đây cũng đã tăng lên đáng kể, khoảng 20-30% so với đầu tháng 10.

Hiện giá đất nền biệt thự tại khu vực Dương Nội, Hà Đông đã tăng từ 35 triệu đồng/m2 lên 42-43 triệu đồng/m2; tại Văn Khê cũng tăng từ 40 triệu đồng/m2 lên đến 50 triệu đồng/m2. Tại dự án Cenco5, Xa La, giá cũng tăng lên khoảng 20-40%. “Dù giá tăng cao nhưng tại các dự án vẫn có rất ít hàng bán ra, nhiều nhà đầu tư còn muốn “giữ” hàng để chờ giá lên nữa”, ông Sự cho biết.

TP.HCM: Chưa thoát khỏi giai đoạn trầm lắng

Trái ngược với thị trường Hà Nội, nhà đất tại TP.HCM đã thực sự rơi vào tình trạng ảm đạm, không chỉ nhà trong khu vực nội thành giao dịch cầm chừng vì giá cao, mà thị trường đất dự án tại các khu vực trọng điểm phát triển đô thị cũng đứng giá, ít người mua.

Thống kê của Google Analytics ngày 30/10 cho thấy, lượng truy cập trên trang www.batdongsan.com.vn trong 1 tháng qua có sự khác biệt rõ rệt giữa 2 khu vực, Hà Nội và TP.HCM. Trong khi lượng khách hàng tìm kiếm bất động sản tại Hà Nội tăng 28% thì lượt truy cập tìm kiếm bất động sản tại TP.HCM gần như không có sự thay đổi.

Thị trường nhà đất TP.HCM đầu quý III đã có dấu hiệu khởi sắc so với quý II nhưng sang tháng 8 và tháng 9, giao dịch bắt đầu ngưng trệ, lượng người rao bán nhiều hơn mua. Sang tháng 10, thị trường càng trở nên trầm lắng do chịu sự tác động mạnh mẽ của thuế chuyển nhượng bất động sản được áp dụng từ ngày 26/9.

Một cán bộ kinh doanh của Công ty cổ phần Địa ốc Sài gòn Thương Tín cho biết, kể từ ngày áp dụng quy định thuế thu nhập cá nhân đối với lợi nhuận kinh doanh bất động sản, hàng loạt phát sinh đã khiến thị trường bất động sản chững lại, tình hình giao dịch từ hệ thống phân phối của công ty, mà cụ thể là giao dịch dưới dạng hợp đồng góp vốn đã bị giảm nhiều. Giá nhà đất vẫn theo chiều đi ngang. Một số dự án như Belleza tại quận 7 hiện được giao dịch ở mức 18-20 triệu đồng/m2, dự án Chánh Hưng, quận 8 cũng được chào bán với mức giá tương tự.

Các chuyên gia địa ốc dự báo, thị trường bất động sản TP.HCM sẽ hồi phục và tăng giá trở lại vào giữa năm 2010, đặc biệt là phân khúc thị trường đất nền dự án.
Nguyễn Hiền - Batdongsan.com.vn

Luật thuế nhà, đất: Mấy vấn đề cần minh định từ đầu

Tại kỳ họp Quốc hội lần này, dự án Luật Thuế nhà, đất được chính thức trình cho Quốc hội. TBKTSG giới thiệu bài viết sau của một chuyên gia về thuế như một ý kiến góp ý cho dự thảo luật thuế này.

1. Theo dự thảo Luật Thuế nhà đất, thuế nhà chỉ thu vào nhà ở, không thu vào nhà sản xuất kinh doanh (SXKD). Cần giải thích ngay lý do, nếu không muốn người nộp thuế cho là bất công, vì nhà ở hay nhà SXKD đều là tài sản (hay vốn) tích lũy từ thu nhập sau thuế, có khi cả đời người.

Thuế nhà ở điều tiết thu nhập sau thuế chăng? Trong quá trình sử dụng, nhà ở và nhà SXKD đều hao mòn. Muốn bảo tồn, phải sửa chữa, tái tạo. Làm việc này, doanh nghiệp có tiền khấu hao, còn người dân không khấu hao được cho ai, đành xuất tiền túi. Thế mà bị đánh thuế!

2. Nhà ở phải nộp thuế, nhà SXKD thì không. Vậy trước hết phải phân định tách bạch hai loại nhà này.

Nghe qua tưởng dễ, song thực tế không như vậy. Vấn đề là ở chỗ sự phân định không phải căn cứ vào hình dạng và công dụng vật chất, mà căn cứ vào công dụng kinh tế của ngôi nhà, tức là căn cứ vào việc sử dụng nhà (để ở hay để SXKD, gồm cả cho thuê) của chủ nhà.

Trong một chung cư, các căn hộ tất nhiên giống nhau về hình dạng, cũng như giống nhau về công dụng vật chất (để ở), nhưng một số căn có thể được chủ đầu tư bán cho người mua để ở, một số căn khác, chủ đầu tư (hoặc những người đã mua nhưng chưa ở) lại cho thuê. Công dụng vật chất của tất cả các căn đều là để ở, nhưng công dụng kinh tế không như vậy, vì những căn cho thuê đã trở thành nhà SXKD. Cách hiểu này bắt nguồn từ Luật Thuế thu nhập cá nhân, trong đó quy định thu nhập từ cho thuê nhà là thu nhập kinh doanh. Cho nên Luật Thuế nhà đất cần cho định nghĩa nhà ở và các tiêu chí phân biệt với nhà SXKD.

Cần chú ý rằng trong điều kiện nước ta hiện nay, sự chuyển hóa lẫn nhau giữa nhà ở và nhà SXKD diễn ra phổ biến, nhất là tại đô thị. Nhà ở có thể dễ dàng cải biến thành cửa hàng, văn phòng, cơ sở sản xuất, trường mầm non... Làm ngược lại thì lại thành nhà ở.

Cũng rất phổ biến tình trạng trong cùng một ngôi nhà, vừa có những phòng dùng để ở, vừa có những phòng dùng cho SXKD. Cho nên sự phân định nhà ở và nhà SXKD không phải nhất thành bất biến, mà phải thường xuyên điều chỉnh theo sự sử dụng của chủ nhà.

3. Lý do biện hộ cho chủ trương thu thuế nhà ở lũy tiến là hạn chế tình trạng nhà không sử dụng. Vậy lại phải định nghĩa “nhà không sử dụng”.

Hiện nay, đã có nhiều người có nhà cao cửa rộng hoặc có nhiều hơn một ngôi nhà. Phải chăng người có nhà rộng hay có nhiều nhà cũng có nghĩa là họ có nhà không sử dụng?

Với đà phát triển kinh tế theo đường lối “dân giàu, nước mạnh”, những người có nhà cửa như thế sẽ ngày càng nhiều. Có người đã có nhà ở thường xuyên tại TPHCM hay Hà Nội, nhưng lại có nhà tại Vũng Tàu, Đà Lạt hay Đồ Sơn, Tam Đảo chỉ sử dụng trong những ngày nghỉ. Những nhà này thuộc diện có sử dụng hay không sử dụng?

4. Trong bất cứ sắc thuế nào, vấn đề xác định căn cứ tính thuế (giá trị tính thuế và thuế suất) thường bị coi là chuyện kỹ thuật, nên khi soạn thảo và thông qua luật ít được quan tâm minh định. Thực ra chúng chứa đựng nhiều quan hệ kinh tế - xã hội phức tạp.

Theo nguyên lý thuế vụ, giá trị tính thuế phải là những con số thực, khách quan xuất hiện trong hoạt động kinh tế. Thí dụ: doanh thu trong thuế giá trị gia tăng, lãi trước thuế trong thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền lương trong thuế thu nhập cá nhân...

Nhà nước không quy định giá trị tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai và chứng minh bằng các chứng từ hợp lệ. Thuế suất do Nhà nước quy định, tùy thuộc vào chính sách huy động nguồn thu cho ngân sách, tức là bị áp đặt chủ quan. Cho nên để tránh tùy tiện trong hành thu, quyền định thuế suất phải tập trung vào luật, hạn chế tối đa những trường hợp định thuế suất bằng các văn bản dưới luật.

Theo dự thảo Luật Thuế nhà đất, giá trị tính thuế nhà ở được tính theo chi phí xây dựng một mét vuông nhà do Nhà nước quy định cho từng loại nhà, trừ đi một tỷ lệ hao mòn từ 2-5%/năm, nhưng không quá 80%. Còn thuế suất là 0,03% đối với phần giá trị nhà trên 600 triệu đồng.

Có thể thấy thuế nhà ở có điểm khác thường (so với các thuế khác) là cả hai căn cứ tính thuế đều do Nhà nước quy định. Tính áp đặt của thuế nhà cao hơn các thuế khác. Song, cũng cần thấy rằng thuế suất dù bị áp đặt, nó vẫn có cơ sở khách quan là mục tiêu tài chính mà Nhà nước kỳ vọng. Cho nên khi đánh giá thuế suất nhà ở 0,03% là cao hay thấp phải đặt trong sự so sánh với mục tiêu tài chính của thuế này (hiện chưa thấy công bố).

Vấn đề mới nảy sinh là giá trị tính thuế áp đặt trên cơ sở nào? Chúng ta đã có kinh nghiệm về giá đất do chính quyền địa phương quy định trong Luật Đất đai, một vấn đề vướng mắc bao năm nay và đến nay vẫn chưa xử lý được thỏa đáng do ngay nội hàm khái niệm và cách tính giá đất không được minh định từ đầu. Cho nên vấn đề xác định giá trị nhà để thu thuế không nên đi theo vết xe giá đất.

Phải có cách làm mới, bảo đảm cho thuế nhà ở tuy mang tính áp đặt nặng hơn thuế khác, nhưng người dân vẫn cảm thấy có lý, có tình, không cảm thấy quá khiên cưỡng.

Nếu coi thuế nhà ở là một nhu cầu bức thiết phải làm lúc này, khi chưa có điều kiện xác định giá trị thực tế của các ngôi nhà hiện hữu, việc áp đặt giá trị tính thuế là khó tránh. Cho nên vấn đề là ở cách làm sao cho minh bạch, có cơ sở khoa học, nhất là phải công khai công bố nội hàm cũng như phương pháp tính giá trị tính thuế này để trưng cầu ý kiến vừa để bổ sung, hoàn chỉnh, vừa tạo sự đồng thuận xã hội, tuy áp đặt mà vẫn có sức thuyết phục.

Tiếc rằng cho đến nay vấn đề này chưa thấy đặt ra trong đề dẫn hội thảo. Ai cũng biết các kỹ sư hoàn toàn có thể tính được chi phí xây dựng một ngôi nhà và một mét vuông theo một thiết kế nào đó. Tính chi phí xây dựng để tính giá trị tính thuế tất nhiên phải giả định có những thiết kế được chọn làm mẫu. Vì đặc trưng xây dựng là sản xuất đơn chiếc, không sản xuất hàng loạt. Cho nên vấn đề đặt ra là phải có bao nhiêu mẫu thì đủ để áp vào tất cả các ngôi nhà hiện hữu mà không quá khiên cưỡng.

Đây là vấn đề kinh tế - xã hội - kỹ thuật không hề đơn giản, nếu không xử lý đúng mức, sẽ rất rối ren, vướng mắc trong thi hành sau này. Tiếc rằng vấn đề này lại chưa thấy nêu ra. Rồi đến cách tính tỷ lệ hao mòn. Tỷ lệ hao mòn từ 2-5%/năm hàm ý quy ước tuổi thọ nhà từ 20-50 năm. Vậy tính sao với những nhà đã có trên 20 hoặc 50 tuổi? Cách xác định tuổi của những nhà dưới 20 hay 50 tuổi thế nào? Và tại sao chỉ được trừ hao mòn không quá 80%, những nhà trên 20 hay 40 tuổi không hao mòn nữa sao?

Về lý thuyết, tỷ lệ hao mòn tùy thuộc vào tuổi thọ của nhà. Tuổi thọ thực của mỗi ngôi nhà chỉ có thể xác định khi nó đã hư hỏng hoàn toàn. Nhưng thuế lại phải tính và thu khi nhà còn đang sử dụng. Do đó, tuổi thọ dùng để tính hao mòn bao giờ cũng chỉ là con số ước lượng áng chừng, nhưng nó lại góp phần hình thành giá trị tính thuế và qua đó tác động trực tiếp tới túi tiền người nộp thuế!

5. Như đã nêu ở trên, trong rất nhiều trường hợp, nhà ở và nhà SXKD có thể chuyển hóa lẫn nhau.

Đối tượng thuế là không ổn định. Giá trị tính thuế cũng không ổn định mà giảm dần do được trừ hao mòn. Một điểm khác thường nữa của thuế nhà ở là thuế bất động sản nhưng lại rất "động".

Hệ quả là sổ bộ thuế phải điều chỉnh thường xuyên. Thủ tục hành thu sẽ không đơn giản, chi phí hành thu ắt sẽ cao. Khó cho dân, mệt cả cho cơ quan thuế và không biết số thuế thu được có đủ bù chi phí hay không?

Theo TBKTSG