Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

"Điểm mặt" những dự án bất động sản giảm giá siêu sốc



Còn nhớ, hồi tháng 11-2011, thị trường đã hứng chịu một cú sốc lớn khi Công ty Cổ phần Địa ốc Dầu khí (PVL) công bố sẽ giảm giá 30% dự án Petro Vietnam Landmark (quận 2, TP.HCM). Động thái này của PVL dù chưa biết thực hư ra sao nhưng cũng đã làm thị trường bất động sản vốn trầm lắng suốt một thời gian dài trở nên “náo loạn”. Tuy nhiên, sau đó, công ty này lại không “hành xử” như công bố ban đầu. Cụ thể, công ty này chỉ đưa ra bán đợt 1 có 15 căn và công bố đó là giá sàn, người mua phải thực hiện việc đấu giá.
Có lẽ gây “sốc” nhất thị trường địa ốc năm 2012 là việc giảm giá xuống 10 triệu đồng/m2 của tổ hợp chung cư Đại Thanh (nằm tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Dù thị trường khá trầm lắng, nhưng với việc giảm xuống mức giá lớn, dự án vẫn “cháy hàng”. Đến nay, đây vẫn là mức giá nhà thương mại rẻ nhất trên thị trường.
Tháng 4/2012, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) tuyên bố sẽ giảm giá 50% căn hộ tại hai dự án, một dự án gần cầu Kênh Tẻ (quận 7) – liền kề dự án Sunrise City của Novaland đang có giá bán khoảng 40 triệu đồng/m2 – và một tại quận Tân Phú với tổng số 1.800 căn hộ. Giá bán dự án ở quận 7 khoảng 23 triệu đồng/m2, ở Tân Phú 12,5 triệu đồng/m2. Tuyên bố “phá giá” của HAGL được đánh giá là cú “sốc” lớn cho thị trường bất động sản.
Giữ lời hứa, tháng 10/2012, Hoàng Anh Gia Lai (HAG) chào bán dự án Hoàng Anh Thanh Bình (dự án Hoàng Anh Thanh Bình là nằm trong tổng thể khu Him Lam Kênh Tẻ, quận 7) với 620 căn hộ được mở bán có giá từ 19,2 - 21,9 triệu đồng/m2, mức giá này chỉ bằng 50% các dự án cùng khu vực.

Hồi tháng 8/2012, hai công ty là Công ty Đại Tín Á Châu và An Bình Land cũng đã thông báo đại hạ giá 120 căn hộ Hoàng Anh River View (quận 2, TP HCM) - dự án HAGL làm chủ đầu tư - từ mức 28 triệu đồng xuống còn 18,1 triệu đồng/m2 lại khiến dư luận nóng sốt.

Tại Hà Nội, tháng 9/2012 Chủ đầu tư chung cư VP3 Bán đảo Linh Đàm cũng quyết định giảm giá căn hộ từ 25-26 triệu/m2 xuống còn 22-23 triệu/m2. Đại diện chủ đầu tư cho biết, việc giảm giá này được áp dụng cho cả người mua mới lẫn mua cũ đã ký hợp đồng. Đây đã là lần giảm giá thứ 2 của khu chung cư này. Lần đầu tiên chủ đầu tư VP3 Linh Đàm giảm giá từ 31-32 triệu/m2 xuống còn 25-26 triệu/m2 (giảm 5-6 triệu/m2). Như vậy tính cả hai lần, dự án đã giảm khoảng 33% giá bán.

Hồi giữa tháng 10/2012, Tập đoàn Hòa Phát cũng đưa ra chương trình giảm giá sốc với căn hộ dự án Mandarin Garden (Hoàng Minh Giám, Hà Nội) từ 29 đến 38 triệu đồng/m2 (đã bao gồm VAT), thay vì 45 triệu đồng như đợt mở bán đầu tiên. Như vậy, dự án đã giảm khoảng 10 triệu đồng/m2 so với trước đó.

Mới đây nhất, hai đại gia BĐS cao cấp tại TP HCM đã công bố đại hạ giá bán sản phẩm của mình, mức giảm lên tới 50%. Đầu tiên phải kể đến là Tập đoàn Novaland, ngày 8 tháng 9, Novaland công bố thông tin rất “sốc” với thị trường là giảm giá bán khu căn hộ North Towers (giai đoạn 3 dự án Sunrise City) còn 27 triệu đồng/m2, so với giá bán giai đoạn 1 của dự án là 50 triệu đồng/m2 giảm gần 50%.
Chưa khỏi "sốc" với Novaland, thị trường địa ốc Tp.HCM lại có thêm thông tin làm giới đầu tư còn bất ngờ và kinh ngạc hơn với “đại gia” Phát Đạt. Thông tin bất thường mà Phát Đạt công bố là giảm 50% giá bán Khu biệt thự ven sông và nhà phố thương mại thuộc dự án The EverRich 3. Thị trường BĐS đang chứng kiến ngày càng nhiều dự án giảm giá bán, chiết khấu cao để xả hàng tồn kho. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia BĐS, làn sóng giảm giá sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới.

Cao tầng nhúc nhắc, thấp tầng bất động



Bộ Xây dựng vừa cho biết, chỉ số giá nhà ở quý II/2013 tăng nhẹ so với quý trước, số lượng căn hộ chung cư bán được trong quý này cũng tăng 1% so với quý I/2013 và tăng 2% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, giá bán căn hộ chung cư tại các dự án mới hoặc căn hộ mới công bố giá bán thấp hơn so với dự án và căn hộ cùng loại tại thời điểm trước, do chủ đầu tư thực hiện hạ giá cho phù hợp hơn với túi tiền của người mua
Tại Hà Nội, căn hộ chung cư tại quận Hà Đông có mức giảm giá mạnh nhất là 33%; chung cư tại một số quận như Cầu Giấy, Từ Liêm, Thanh Xuân giảm khoảng 17 - 28%, căn hộ tại quận Hoàng Mai giảm khoảng 20%.
Một số dự án chung cư thương mại tại quận Hà Đông đang được chào bán với giá hấp dẫn người có nhu cầu ở thực như CT12 Văn Phú, Nam Xa La (từ 12,7 triệu đồng/m2), chung cư Nam Xa La của Công ty Phúc Hà (13,5 triệu đồng/m2)…
Tại TP.HCM, giá bán căn hộ chung cư thời gian gần đây không có biến động đáng kể.
Một số dự án có giá bán thấp như Dự án Chung cư TDH Trường Thọ (quận Thủ Đức) khoảng 14 triệu đồng/m2; Dự án Carillon (quận Tân Bình) từ 17,8 đến 19 triệu đồng/m2; Dự án 4S Riverside Linh Đông (quận Thủ Đức) giá 12,1 triệu đồng/m2; Dự án Gia Phú Hưng giá 10 triệu đồng/m2...

Ngoài việc giảm giá bán, các chủ đầu tư còn tung ra chương trình ưu đãi cho người mua căn hộ

Ngoài việc giảm giá bán, hầu hết các chủ đầu tư và nhà phân phối đều tung ra những chương trình ưu đãi cho người mua. Tại Hà Nội, những dự án có ưu đãi lớn đã bán được một số lượng căn hộ đáng kể.
Phân khúc đất nền biệt thự, nhà liền kề tại các khu đô thị mới không có biến động nhiều so với thời điểm đầu năm 2013, do giá đã giảm nhiều từ trước đó. Diễn biến thị trường cho thấy, lượng giao dịch đối với phân khúc này rất ít, do các dự án có vị trí xa trung tâm và hạ tầng không đồng bộ, giá trị giao dịch vượt khả năng thanh toán của người dân.
Các dự án công bố mở bán mới đây có mức giá giảm khá nhiều so với năm 2012. Đơn cử, Dự án Khu đô thị mới Nam An Khánh được chủ đầu tư công bố giá bán từ 17,5 triệu đồng/m2, trong khi năm ngoái có mức giá là 22,5 triệu đồng/m2).
Tại các dự án khác (phần lớn là ở khu vực phía Tây Hà Nội), với số lượng rất ít, giao dịch thành công chủ yếu do người đã mua nhà tham gia góp vốn bán lại nhà hoặc chuyển nhượng hợp đồng với mức giá giảm 5% - 10% so với cuối năm 2012.
Tại huyện Mê Linh, các xã Tiền Phong, Tráng Việt, Đại Thịnh, Thanh Lâm, có hàng chục dự án khu đô thị như: Minh Giang Đầm Và, Tiền Phong, Phúc Việt, Hà Phong, Cienco 5, Chi Đông, Diamond Park New, River land, AIC…, với hàng trăm lô đất nền hoặc biệt thự, nhà liền kề đã xây thô không có người ở.
Nhận định về thị trường bất động sản quý III/2013, ông Leon Cheneval, Phó giám đốc Công ty CBRE Việt Nam cho rằng, khi tình hình kinh tế chưa có nhiều dấu hiệu khả quan, thì các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến bất động sản, vì vốn đầu tư ban đầu cho tài sản đầu tư là rất cao, trong khi giá thị trường vẫn đang trên đà giảm và tính thanh khoản thấp.
Hiện tại, giá chào bán trên thị trường đã giảm mạnh, nhưng người mua chưa bắt đầu mua vào, do mức giá đưa ra vẫn vượt khả năng thanh toán của đa phần người mua cuối cùng. Mặt khác, ngày càng có nhiều dự án được hoàn thành và đưa ra các mức giá hấp dẫn hơn.

Thị trường bất động sản hướng về người tiêu dùng: Nhà ở xã hội thêm... sức ép



Tình trạng này khiến nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng đầu tư phát triển nhà ở xã hội (NƠXH), nhà thu nhập thấp, cơ cấu lại diện tích và giá thành sản phẩm để phù hợp với nhu cầu. Với những thay đổi đó, tưởng chừng thị trường sẽ bớt trầm lắng, người dân có điều kiện cải thiện chỗ ở, song từ đây nhiều nghịch lý lại bắt đầu nảy sinh.

Việc các chung cư thương mại liên tục hạ giá đã tạo sức ép không nhỏ lên các dự án nhà ở xã hội. Trong ảnh: Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông. Ảnh: Đức Giang

Chung cư thương mại, đất nền hạ giá để hút khách
Trước thực tế các dự án NƠXH còn đang ở giai đoạn triển khai xây dựng, việc giải ngân từ nguồn vốn hỗ trợ 30.000 tỷ đồng gặp không ít vướng mắc, các chủ đầu tư dự án nhà thương mại đã nhanh chân cơ cấu lại diện tích và giá thành sản phẩm để thu hút người mua. Hầu hết, các dự án mới ra hàng trong thời gian gần đây đều có giá quanh ngưỡng 15 triệu đồng/m2. Mức giá này được cho là khá cạnh tranh với NƠXH, chưa kể các chủ đầu tư còn cung cấp rất nhiều khuyến mãi, hỗ trợ tín dụng hấp dẫn để "ghi điểm" với người mua. Mặt khác, các dự án thương mại lại có lợi thế về vị trí thuận tiện giao thông, gần trung tâm, lại đã hoàn thiện xây thô, có thể bàn giao ngay như dự án Sail Towers, HUD3 Towers, CT2 Tân Tây Đô… khiến nhiều khách hàng không khỏi đắn đo, xem xét khi quyết định mua NƠXH.
Tiếp sau nhà thương mại giảm giá để hút khách, phân khúc đất nền vùng ven cũng hạ nhiệt, thêm cạnh tranh với NƠXH. Một số dự án khu ngoại thành đã giảm giá trên dưới 60% so với 2 năm trước. Khu An Khánh, An Thượng (Hoài Đức) hiện có giá 6 - 10 triệu đồng/m2; Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh 10 - 22 triệu đồng/m2; Thanh Trì 14 - 25 triệu đồng/m2…
Như vậy, chỉ cần đầu tư chưa đến 2 tỷ đồng, người mua đã có thể sở hữu một mảnh đất nền có sổ đỏ và xây căn nhà 2 - 3 tầng khang trang chỉ cách trung tâm Hà Nội không quá xa 10 - 15 km. "Hiện, giá đất nền có sổ đỏ đã giảm mạnh, tương đương hoặc có khi rẻ hơn giá nhà thương mại, song vị trí lại không quá xa nên thay vì nhu cầu mua căn hộ giá rẻ trong trung tâm TP, nhiều người đã chuyển hướng đầu tư đất nền xây nhà là điều dễ hiểu" - Anh Nguyễn Đức Cảnh, môi giới nhà đất tại khu vực Hà Đông cho biết.
Dân không mặn mà
Ông Nguyễn Văn Đa - Phó Tổng Giám đốc Vinaconex Xuân Mai, chủ đầu tư dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng (Hà Đông) cho biết: "Đất nền khu vực quận Hà Đông và các vùng phụ cận hiện rất rẻ, bên cạnh đó, các dự án thương mại cũng liên tục giảm giá khiến khách hàng mua NƠXH phải cân nhắc, tính toán, thậm chí chuyển hướng chọn đất nền, nhà thương mại giá rẻ. Điều này làm tính thanh khoản của nhà ở thu nhập thấp, NƠXH ảnh hưởng không nhỏ. Đây cũng là nguyên nhân khiến khách hàng của Kiến Hưng trả lại nhà trong thời gian vừa qua".

Khu đô thị Xa La, Hà Đông. Ảnh: Đức Giang

Ông Nguyễn Văn Đa cho biết thêm, từ khi bàn giao nhà đến nay đã có hơn 30 khách hàng làm đơn xin trả lại nhà, thanh lý hợp đồng vì có ý định chuyển sang nhà ở thương mại và một phần vì dự án thiếu trang thiết bị hạ tầng dịch vụ, biệt lập, xa khu dân cư. Trong khi trước đó, năm 2011 dự án nhận hồ sơ, số người đăng ký mua dự án nhà thu nhập thấp Kiến Hưng lên đến 3.500 hồ sơ, trên tổng số 860 căn hộ mà chủ đầu tư cung cấp. Giá bán của dự án cũng tương đối phù hợp 10,6 triệu đồng/m2. Như vậy, giá bán, tiến độ của dự án không phải là vấn đề khiến người dân kém mặn mà với nhà thu nhập thấp, mà bởi sự cạnh tranh về lợi thế vị trí, dịch vụ, cơ sở hạ tầng đồng bộ của các dự án nhà ở thương mại.
Liệu trường hợp của dự án Kiến Hưng có phải là cá biệt khi các dự án nhà thu nhập thấp Đại Mỗ, Đặng Xá… cũng đã hoàn thiện, bàn giao nhà một thời gian, nhưng vẫn chưa được lấp đầy. Tới đây, thị trường tiếp tục đón nhận một loạt dự án NƠXH, nhà ở thương mại chuyển đổi sang NƠXH triển khai xây dựng. Nguy cơ bội thực nguồn cung trong tương lai là không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, tuy giá rẻ nhưng cơ sở hạ tầng, kết nối dịch vụ của các dự án này chưa có gì để đảm bảo, vị trí lại xa trung tâm: Dự án NƠXH Khu đô thị Sunny Garden City (Quốc Oai); Dự án Đặng Xá (Gia Lâm) cách trung tâm 15 - 20km; Dự án CT - 08 Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 2 (Mê Linh) cách 30 - 40km…
Thực tế, không phải người có thu nhập thấp nào cũng chấp nhận mua nhà giá rẻ, rồi hàng ngày vượt 15 - 20km đi làm cộng với nhiều chi phí phát sinh khác. "Do vậy, phát triển NƠXH cần có quy hoạch cụ thể, xác định vị trí để làm sao người dân không bị đẩy đi cự ly quá xa so với chỗ làm, đồng thời phải đảm bảo hạ tầng, có chính sách khuyến khích hỗ trợ hợp lý, thì người dân mới mua, mới đến" - ông Phan Trí Quyết - Phó Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội số 5 (Handico5) phân tích.

Đơn vị thứ cấp tiếp tục bán chung cư dưới giá thị trường



Làn sóng cắt lỗ phân khúc chung cư dường như chưa có dấu hiệu ngừng lại khi lượng căn hộ bị các đơn vị thứ cấp bán cắt lỗ ngày càng nhiều.
Chị Nguyệt Anh (nhà đầu tư) cho biết, năm ngoái chị cho đối tác vay 10 tỷ đồng để kinh doanh buôn bán. Quá thời hạn vay, đối tác vẫn không có tiền để trả nợ cho chị. Vì vậy, họ đem gán cho chị 4 căn hộ tại một khu chung cư nằm trên đường Lê Đức Thọ, Từ Liêm, Hà Nội. Dự án đã hoàn thành và bàn giao nhà được 1 năm. Qua tham khảo, giá mỗi m2 chung cư tại đây là 20 -21 triệu đồng/m2.
Để thu được tiền lúc này, chị Nguyệt Anh chấp nhận bán rẻ cả 4 căn hộ với mức giá 16 triệu đồng/m2, thấp hơn giá thị trường 4-5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, nhà giao bán cả vài tháng nay mà vẫn không có khách mua do diện tích căn hộ lớn 110-150m2.
Tham khảo trên thị trường, PV ghi nhận hiện có rất nhiều căn hộ chung cư cũng rơi vào tình trạng bị cắt lỗ nhiều như hai dự án trên. Đơn cử, dự án chung cư cao cấp Hapulico (Thanh Xuân), dự án đã được hoàn thành giữa năm 2012 hiện đã bàn giao nhà cho người mua. Thời điểm mở bán năm 2010, giá hợp đồng chủ đầu tư chào bán 24-26 triệu đồng/m2 tùy diện tích căn hộ. Sau một thời gian, giao dịch đạt mức 33-35 triệu đồng/m2. Thế nhưng, khi dự án hoàn thành, nhiều nhà đầu tư chấp nhận bán cắt lỗ mức 28-29 triệu đồng/m2 đối với các căn hộ có diện tích nhỏ.

Tương tự, tổ hợp chung cư Sông Đà – Hà Đông (Nguyễn Trãi, Hà Nội), dự án này đã được bàn giao nhà 2 năm nay. Thời điểm 2011, giá mỗi m2 căn hộ đạt mức 22-24 triệu đồng/m2 thì nay với căn hộ diện tích lớn, chủ nhà cần tiền chào bán mức giá 17 triệu đồng/m2, căn diện tích nhỏ giao động 19-21 triệu đồng/m2.
Theo các văn phòng nhà đất, nếu như thời điểm trước, việc bán tháo chỉ diễn ra ở những dự án chưa hoàn thành, vẫn còn đang trong giai đoạn góp vốn do nhiều nhà đầu tư thứ cấp ôm hàng nhưng không đủ tiền đóng tiếp theo tiến độ. Thì nay, tại nhiều dự án chung cư đã hoàn thành, thậm chí người dân đã ở ổn định vẫn có nhiều căn hộ được bán thấp hơn giá thị trường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến mặt bằng giá nhà chung cư bị ảnh hưởng và xác lập mức giá mới rẻ hơn khoảng 30% so với những năm trước.
http://nhahanoi.vn/news-detail-2-8753-don_vi_thu_cap_tiep_tuc_ban_chung_cu_duoi_gia_thi_.html

Chung cư thương mại đường Cầu Giấy bán giá 27 triệu đồng/m2



Giá bán 27 triệu đồng/m2 của dự án vẫn được giữ nguyên so với thời điểm lần đầu mở bán 11/2012. Discovery Complex là khu phức hợp bao gồm một tòa tháp văn phòng 43 tầng và tòa tháp căn hộ cao 54 tầng, cung cấp hơn 45.000m2 sàn văn phòng cho thuê và 500 căn hộ cao cấp diện tích 87 – 185m2, thiết kế 2 - 3 phòng ngủ; khu trung tâm thương mại, dịch vụ tiện ích bể bơi, trung tâm thể thao, chăm sóc sức khỏe…

Công trường dự án Discovery Complex

Hiện Discovery Complex đã xây dựng xong phần hầm và đang tiến hành xây dựng phần thân. Liên minh G5 cùng với chủ đầu tư đang đưa ra chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng mua nhà tại dự án từ nay đến hết 30/9.

Điểm danh 5 Tổng công ty của Hà Nội phải tái cơ cấu



Theo đó, đề án của thành phố đã đảm bảo được yêu cầu cơ bản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011-2015”.
5 Tổng công ty của Hà Nội trong đề án tái cơ cấu bao gồm: Tổng Cty Đầu tư và phát triển hạ tầng UDIC, Tổng Cty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, Tổng Cty Du lịch Hà Nội, Tổng Cty Thương mại Hà Nội, Tổng Cty Vận tải Hà Nội.
Ông Nguyễn Thế Thảo yêu cầu từng Tổng Cty cần rà soát lại chiến lược sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý và thoái vốn tại các doanh nghiệp có vốn góp của Tổng Cty.

Tổng công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng UDIC
Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tổ chức hoạt động sản xuất - kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là đầu tư phát triển đô thị, xây dựng phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Là công ty tham gia với các cơ quan chức năng để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng đô thị theo định hướng phát triển chung của Thành phố.
Bên cạnh đó Cty Đầu tư và phát triển hạ tầng UDIC còn lập quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, giao thông, công -nông nghiệp, dân dụng, bưu điện…. tư vấn đầu tư xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành xây dựng, xuất khẩu lao động.
Trong thời gian qua Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng đô thị Hà Nội đã thi công rất nhiều công trình có quy mô nhỏ, vừa và lớn trong các lĩnh vực ở các Tỉnh thành trong nước về thủy lợi, xây lắp...
Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội (Handico)
Handico là “Tổng công ty 90” đầu tiên của thành phố Hà Nội, được thành lập năm 1999 nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, phát triển nhà ở và các khu đô thị của thành phố.
Handico phát triển mạnh các lĩnh vực hoạt động đa ngành nghề với lĩnh vực mũi nhọn là đầu tư bất động sản. Trong đó là những hoạt động Đầu tư phát triển nhà và đô thị, thi công lắp đặt, tư vấn và thiết kế cho các chủ đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng tại Việt Nam trong các khâu: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách, lập dự án đầu tư, thiết kế, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp là lĩnh vực chính của công ty.

Tổ hợp văn phòng và kinh doanh thương mại Handico (Handico Tower) do Tổng công ty Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án bắt đầu thi công từ quý II/2009 và dự kiến hoàn thành vào năm 2013. Hiện tại dự án đã xây xong phần thô.


Ngoài những lĩnh vực hoạt động chủ yếu, Handico còn tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác như: Sản xuất vật liệu xây dựng, Xuất khẩu lao động, Thương mại – Dịch vụ, Kinh doanh Tài chính, Kinh doanh bất động sản, Đào tạo...
Bên cạnh đó, Handico phát triển mở rộng trên nhiều lĩnh vực khác như: liên doanh liên kết, cho thuê nhà; sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu bếp gas, bình nóng lạnh dùng gas và các sản phẩm thuộc ngành điện lạnh; xây lắp các trạm, bồn chứa, đường ống và thiết bị gas, xăng dầu, đại lý xăng dầu…
Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco)
Tiền thân của Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) ngày nay là Công ty Vận tải và Dịch vụ công cộng Hà Nội, được thành lập theo Quyết định số 45/2001/QĐ-UB ngày 29/6/2001 của UBND Thành phố Hà Nộ
Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) là đơn vị hoạt động vận tải hành khách khu vực phía bắc. Đảm nhận toàn bộ hoạt động mạng lưới xe buýt trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận, đặc biệt là xe buýt nội đô.
Hoạt động sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó ngành nghề chính là vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách liên tỉnh và dịch vụ công cộng
Tham gia xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển ngành vận tải. Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, cấu kiện vật liệu xây dựng các loại.Kinh doanh nhà ở, khách sạn, nhà hàng, văn phòng làm việc, bến bãi, kho hàng, dịch vụ quảng cáo....
Xây dựng và lắp đặt các công trình: dân dụng, giao thông đô thị (cấp thoát nước, chiếu sáng, công viên cây xanh, hè đường, …)
Tổng công ty du lịch Hà Nội
Ngày 25/3/1963, Công ty Du lịch Hà Nội - Hanoitourist (tiền thân của Tổng công ty Du lịch Hà Nội) được thành lập. Ngày 12/7/2004, UBND Thành phố Hà Nội ra Quyết định thành lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con trên cơ sở tập hợp một số Doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thành phố
Công ty kinh doanh các ngành các ngành nghề như khách sạn, nhà hàng, lữ hành, văn phòng cho thuê, vui chơi giải trí, thương mại.
Trong nhiều năm, Tổng Công ty Du lịch Hà là một trong những doanh nghiệp về lĩnh vực kinh doanh du lịch và khách sạn. Là thành viên của nhiều hiệp hội và tổ chức du lịch trong nước cũng như quốc tế
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập theo Quyết định số 129/2004/QĐ-TTG của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 125/2004/QD-UBND Thành phố Hà Nội. Tổng Công ty hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con.
Tổng Công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực: Xuất khẩu, Nhập khẩu, Thương mại nội địa, Dịch vụ, Đầu tư, Sản xuất... trong đó xuất khẩu nông sản, thực phẩm chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ và hàng hoá tiêu dùng. Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng. Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa hàng tiện ích và chuyên doanh. Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung tâm miễn thuế nội thành. Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị,... Ngoài ra còn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ.
http://nhahanoi.vn/news-detail-11-8764-diem_danh_5_tong_cong_ty_cua_ha_noi_phai_tai_co_ca.html

Nhà thu nhập thấp Hanco 3 chậm tiến độ: Khách dọa thanh lý, đòi lại tiền



Đó là ý kiến của một số hộ dân đại diện cho những người mua nhà tại tòa NO10A, NO12-3 thuộc dự án NTNT mà Công ty CP Xây dựng số 3 Hà Nội (Hanco 3) thuộc Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội làm chủ đầu tư trong buổi gặp trực tiếp lãnh đạo sáng nay 9/9.
Ngày 4/9, các hộ dân mua nhà tại dự án nói trên đã có đơn đề nghị gặp mặt trực tiếp chủ đầu tư gửi tới Hanco 3 xoay quanh những nội dung như: đề nghị Hanco 3 giải trình rõ tại sao để xảy ra hiện tượng dự án chậm tiến độ? Hanco 3 lấy gì để đảm bảo hoàn thành dự án đúng như cam kết mới là giao nhà chậm nhất vào ngày 31/12/2013? Đề nghị phía chủ đầu tư phải thanh toán cho các hộ dân tại tòa nhà NO10A và NO12-3 phần lãi suất tương ứng với số tiền đã đóng so với thời gian chậm tiến độ của dự án…

Hanco 3 cam kết giao nhà cho các hộ dân vào ngày 31/12 tới đây.

Trong đơn, các hộ dân cũng đề nghị rõ, chậm nhất đến ngày 7/9 phía Hanco 3 phải có thông báo về thời gian, địa điểm gặp mặt trực tiếp các cư dân để giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, qua ngày đó vẫn không thấy chủ đầu tư có ý kiến, quá bức xúc sáng 9/9, khoảng hơn chục người dân đại diện cho các hộ dân mua nhà tại dự án đã trực tiếp đến gặp lãnh đạo Hanco 3 để đề nghị trả lời các vấn đề nêu trên.
Ông Lê Toàn Thắng, Giám đốc Hanco 3 gặp mặt các hộ dân và ”hứa” trong tuần này sẽ có buổi họp chính thức trả lời các hộ dân về những vấn đề liên quan đến dự án NTNT Sài Đồng. Theo đề xuất của các hộ dân, nên họp vào ngày chủ nhật tới (ngày 15/9) để các hộ dân tham dự đầy đủ và Hanco 3 phải có thông báo cụ thể trước để họ sắp xếp công việc. Ông Thắng cũng đồng ý đề xuất này và hứa sẽ có thông báo chính xác địa điểm, thời gian trước 2 ngày tới từng chủ căn hộ.
Trao đổi thêm, ông Thắng chia sẻ: Chúng tôi quyết tâm, cam kết sẽ giao nhà đúng ngày 31/12/2013 vì sau khi có đơn thư của các hộ dân, thanh tra Sở Xây dựng đã kiểm tra và phía Công ty đã có trình bày về nguyên nhân. “Chúng tôi rất muốn bàn giao nhà cho các hộ dân đúng thời hạn nhưng lại vướng một số lý do bất khả kháng, cái này sẽ trình bày rõ tại buổi họp tới. Nếu chúng tôi giao nhà đúng hạn thì sẽ thu được khoảng 100 tỷ đồng tiền nhà, hiện mỗi tháng công ty cũng phải trả tới 100 triệu đồng tiền lãi cho ngân hàng, chúng tôi cũng thấy rất “đau”…” ông Thắng nói.
Ngoài ra, ông Thắng cũng cho biết thêm, hiện dự án mới bán được khoảng 70% căn hộ, tiền các hộ dân đóng chưa đủ nên để thực hiện dự án công ty phải ứng ra hoàn toàn tiền vốn nên phía Hanco 3 cũng muốn làm xong, giao nhà để thu hồi vốn.
“Vốn công ty đã “chôn” ở đấy rất nhiều nên chúng tôi cũng không muốn dừng dự án làm gì, chúng tôi sẽ giao nhà đúng cam kết vì lợi ích của cả công ty và người mua nhà”, ông Thắng khẳng định.

Tỷ phú Splendora thay nhau kéo chủ đầu tư hầu toà



Bị hơn 20 khách hàng khởi kiện về việc không bàn giao thông báo hoàn thiện phần nhà xây thô mà vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án, yêu cầu khách hàng nộp tiền, chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora đã chính thức phải ra hầu toà.

Sáng nay 9/9, TAND huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đưa ra xét xử vụ tranh chấp giữa khách hàng và chủ đầu tư Dự án Splendora liên quan đến việc chủ đầu tư dự án bị hơn 20 khách hàng khởi kiện do không bàn giao thông báo hoàn thiện phần nhà xây thô.
Theo nội dung khởi kiện của các khách hàng thì chủ dự án Bắc An Khánh - Splendora không bàn giao thông báo hoàn thiện nhà xây thô theo hợp đồng nhưng vẫn tiếp tục hoàn thiện dự án, yêu cầu khách hàng nộp tiền và tính lãi trả chậm.

Phiên toà xét xử chật kín khách hàng của dự án Bắc An Khánh - Splendora.
Ngay từ buổi sáng, phiên toà đã bắt đầu "nóng" với hàng chục người tham dự, ngồi kín phòng xét xử.
Chị Ngô Như P. (SN 1959), khách hàng mua biệt thự liền kề thuộc dự án có diện tích 126m2 đã đóng 70% số tiền là hơn 6,5 tỷ đồng bức xúc: Theo điều 3.3 khoản B của Hợp đồng mua bán giữa khách hàng chúng tôi với chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora ghi điều khoản khi khách hàng đã đóng 40% số tiền, phía chủ đầu tư phải có thông báo đã hoàn tất phần thô dự án đồng thời lúc yêu cầu khách hàng nộp thêm 30% số tiền trong hợp đồng.
"Tuy nhiên, tôi đã hoàn thiện 70% giá trị hợp đồng từ tháng 1/2011 nhưng đến nay qua hơn 2 năm, tôi vẫn chưa nhận được thông báo hoàn thiện phần thô của chủ đầu tư. Vì vậy, tôi khởi kiện chủ đầu tư yêu cầu chủ đầu tư phải cung cấp thông báo đã hoàn tất phần thô dự án và trả lại tôi lãi suất số tiền 30% mà tôi đóng khi chưa nhận được thông báo này", chị P nói.
Theo các khách hàng, sở dĩ họ kiên quyết yêu cầu chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora phải bàn giao thông báo hoàn thiện phần thô còn vì họ phát hiện nhiều sai phạm tại dự án này như sai thiết kế về cốt nền xây dựng, bỏ hạng mục đường chạy bộ quanh biệt thự... Chính vì vậy, thông báo hoàn thiện phần thô dự án đồng nghĩa với việc các hạng mục dự án phải được nghiêm thu theo quy định.

Phía khách hàng khởi kiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng trong khi đại diện chủ đầu tư cho rằng thực hiện đúng hợp đồng.
"Nguyện vọng của hơn 20 khách hàng khi khởi kiện chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora ra toà là mong muốn được cơ quan pháp luật thực thi việc yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đúng điều khoản trong hợp đồng. Nếu như, chủ đầu tư đưa ra thông báo hoàn thiện phần thô dự án cùng bản thiết kế đề khách hàng so sánh đối chiếu các hạng mục, thấy rằng dự án được xây dựng nghiêm chỉnh, không có sai phạm, chúng tôi sẽ đóng đủ tiền và nhận nhà.
Nếu như từ thông báo hoàn thiện phần thô dự án cùng bản thiết kế, khách hàng phát hiện sai phạm tại các hạng mục, khách hàng chúng tôi chỉ đồng ý thanh toán 70% giá trị hợp đồng để nhận nhà", chị P cho biết.
Tuy nhiên, tại phiên toà, đại diện chủ đầu tư cho rằng đã thực hiện đúng điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. Đại diện chủ đầu tư "phản pháo" rằng theo điều 5 khoản B bản hợp đồng mua bán giữa 2 bên, chủ đầu tư không bắt buộc phải cung cấp thông báo hoàn thiện phần thô dự án cho khách hàng.


Mâu thuẫn giữa khách hàng và chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora đã diễn ra trong thời gian dài.
Trong ngày 9/9, sau khi xem xét hồ sơ, thẩm vấn tại phiên toà và qua quá trình tranh tụng tại toà, TAND huyện Hoài Đức đã tuyên một bản án không chấp nhận yêu cầu khởi kiện và quyền lợi của 1 nguyên đơn là khách hàng của chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora. Điều này có nghĩa là phía chủ đầu tư không có nghĩa vụ phải cung cấp thông báo hoàn thiện phần nhà xây thô theo yêu cầu của nguyên đơn khởi kiện.
Phiên toà xét xử về vụ việc sẽ còn tiếp tục diễn ra nhiều ngày do vụ kiện vẫn còn các nguyên đơn khác cùng có yêu cầu khởi kiện chủ đầu tư.
Nhiều khách hàng cho biết, sau phiên toà liên quan đến việc chủ đầu tư dự án Bắc An Khánh - Splendora bị khởi kiện do không chịu bàn giao thông hoàn thiện phần nhà xây thô, các khách hàng sẽ tiếp tục gửi đơn khởi kiện chủ đầu tư dự án này về việc thực hiện sai thiết kế dự án.
Khu đô thị mới Bắc An Khánh - Spendora vốn đình đám trên thị trường bất động sản trong thời “hoàng kim” khi giá mỗi căn biệt thự của dự án được bán chênh hàng tỷ đồng. Dự án được tiến hành từ năm 2006-2013 do Công ty liên doanh TNHH Phát triển đô thị mới An Khánh (Liên doanh giữa Vinaconex và Posco E&C Hàn Quốc) làm chủ đầu tư.

Thời tàn BĐS siêu sang: Tháp Habico, những căn hộ 4 triệu USD đoản mệnh


Từ một dự án đình đám hàng đầu, Habico Tower đột ngột im hơi lặng tiếng trên thị trường BĐS rồi dần mất hút. Dự án hoành tráng trên giấy hiện mới chỉ là một công trường bê thông hoang tàn.

"Nổ" rồi lặn
Trước D'.Palais de Louis của Tân Hoàng Minh, Habico Tower từng là dự án rất đình đám khi được mệnh danh là chung cư đắt nhất Hà Nội. Mặc dù được khởi công từ tháng 3/2008 nhưng đến nay tòa nhà siêu sang này mới chỉ thi công đến sàn thứ 9 rồi bỏ hoang và thời gian tiếp tục thi công trở lại vẫn chưa biết được khi nào.
Habico Tower là dự án xếp vào diện "siêu sang" của Hà Nội, được xây dựng trên khu đất hơn 4.490m2 tại số 288 Phạm Văn Đồng, huyện Từ Liêm, với vốn đầu tư khoảng 220 triệu USD. Chủ đầu tư dự án là công ty CP Hải Bình một đơn vị kinh doanh thiết bị xăng dầu nhảy qua làm BĐS
Sự ra mắt của Habico Tower cách đây mấy năm đã khiến người người chú ý không chỉ bởi dàn sao có mặt tại buổi lễ mà cái giá cũng như đẳng cấp của căn hộ này được chủ đầu tư công bố.

Ở thời điểm chào bán, mức giá từ 4.000USD/m2 sàn chung cư của dự án này thực sự gây sốc cho giới BĐS cả nước. Với mức giá này, căn hộ rẻ nhất của tòa tháp có giá 21 tỷ đồng và căn hộ đắt nhất lên tới 85 tỷ đồng.
Lý giải cho sự đắt đỏ này, chủ đầu tư khẳng định tòa nhà sẽ sử dụng toàn bộ nội thất và hệ thống thiết bị thông minh của Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc. Thậm chí căn hộ còn được lắp đặt nhiều thiết bị chưa từng có ở Việt Nam như: hệ thống sưởi sàn, vườn trong phòng, bồn tắm bằng gỗ Hinoki của Nhật Bản, sơn tường sản sinh ion âm tốt cho sức khỏe... và cả hệ thống kiểm tra y tế ngay trong từng căn hộ. Đặc biệt, căn hộ còn có phòng Panic Room có chức năng bảo vệ, được thiết kế chống cháy, ngăn khói bảo đảm an toàn trước súng đạn, hỏa hoạn...
Điều đáng nói, chỉ có khoảng 70% trên tổng diện tích chủ đầu tư ký hợp đồng với khách hàng là diện tích căn hộ, 30% còn lại là diện tích sử dụng chung của tòa nhà, như chỗ đỗ xe, bể bơi, phòng chơi golf, phòng tập thể thao, sân trượt băng...
Không chỉ có thế, chuyên gia Hàn Quốc còn hướng đến một kỷ lục trong xây dựng bằng việc hoàn thành một tầng nhà chỉ trong vòng 7 ngày. Tốc độ xây dựng được đẩy nhanh nhưng chất lượng luôn phải là tốt nhất và sẽ hoàn thành trong năm 2011.
Tuy nhiên, kể từ lần ra mắt đó tới nay, thông tin về dự án cũng như chủ đầu tư dường như im bặt. 3 năm trôi qua so với thời điểm dự kiến hoàn thành, Habico Tower đã mất hút trên thị trường khi vừa hoàn thành xong tầng thứ 9.
Điều đặc biệt, dù là dự án siêu sang nhưng thông tin về Habico Tower khá mịt mù. Không có website riêng về dự án, trên các sàn giao dịch BĐS cũng không có tên dự án này.
Đại gia đói vốn
Sự kiện đánh dấu mốc ngừng thi công vô thời hạn của Habico Tower là tháng 5/2011, khi nhà thầu tiến hành căng cáp dự ứng lực tại sàn tầng 9 khối căn hộ thì xảy ra sự cố bê tông sàn bị phá hủy. Ngay sau đó, dự án tạm ngưng thi công để giải quyết.
Ba tháng sau đó, kết quả kiểm tra của Thanh tra Sở Xây dựng Hà Nội cho thấy chủ đầu tư và các nhà thầu chưa xuất trình Quyết định phê duyệt tổng dự toán, chứng nhận phù hợp về chất lượng công trình, chưa thực hiện quan trắc lún công trình phần thân, hợp đồng thuê tư vấn giám sát. Đơn vị tư vấn giám sát (CTCP tư vấn Toàn Cầu) phân công một số cá nhân làm công tác giám sát không có chứng chỉ hành nghề theo quy định.

Tuy nhiên, đây không phải là nguyên nhân chính dẫn tới dự án án binh bất động. Điều mà nhiều người ít biết tới đó là sự hợp tác của chủ đầu tư với phía đối tác Hàn Quốc, công ty Dong Ri Won. Hải Bình tiếng là chủ đầu tư nguồn lực chính, thực sự của dự án là - nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc.
Trong quá trình thực hiện dự án, giữa 2 bên đã xảy ra mâu thuẫn liên quan đến vấn đề quyền lợi. Sau khi xảy ra sự cố cộng với một số rắc rối về mặt tài chính, chủ đầu tư Dong Ri Won gần như rút hết về nước.
Trong lúc thị trường khó khăn như hiện nay, không đại gia nào dám mạnh mồm tuyên bố đủ vốn để xây dựng dự án hàng triệu đô như vậy. Hải Bình chỉ là một công ty thiết bị xăng dầu, không có nhiều tiềm lực tài chính cộng với sự suy thoái của thị trường BĐS, không thể đủ sức để tiếp tục dự án. Chính vì thế, từ đó tới nay, Habico Tower vẫn là khối bê tông bỏ hoang theo năm tháng.
Theo nhận định của một chuyên gia bất động sản, căn hộ Habico Tower không thể bán được trong điều kiện hiện nay. Không chào bán để thu hồi vốn, đồng nghĩa với việc chủ đầu tư không đủ tài chính nên khó triển khai tiếp, dự báo sẽ còn bất động vô thời hạn.
Một kịch bản tốt đẹp có thể xảy ra, dự án được tái khởi động lại nhờ chuyển nhượng hoặc đầu tư tiếp nhưng cái mác căn hộ siêu sang sẽ là trở ngại trong tình cảnh thị trường ảm đạm như hiện nay. Mặc dù, Habico Tower đã đi vào thi công một phần nhưng việc án binh bất động nhiều năm nay như một bài học cho giới bất động sản về những dự án siêu tưởng.

Chủ đầu tư Tháp Doanh nhân không được huy động vốn


Chưa đủ điều kiện huy động vốn